Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC

Nước cất là gì? Tìm hiểu về công dụng và cách điều chế

Lê Cúc
Thứ Hai, 26/02/2024

Khái niệm nước cất có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là trong ngành y tế và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên nhiều người vẫn có một số thắc mắc như: Nước cất là gì? Nước cất có uống được không? Nước cất có dẫn điện không? Người ta điều chế nước cất bằng cách nào? Bài viết này ShopLab sẽ cùng bạn đi giải đáp mọi thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi nhé! 

1. Nước cất là gì?

Nước cất là nước siêu tinh khiết, thành phần của chúng không chứa các tạp chất vô cơ và hữu cơ. Loại nước này thu được nhờ phương pháp đun sôi nước rồi đem chưng cất lấy phần hơi nước ngưng tụ lại.

Nhiều bạn vẫn thắc mắc, nước cất có dẫn điện không? Câu trả lời là nước cất không dẫn điện, vì chúng siêu tinh khiết nên không có ion, không có tạp chất, độ dẫn điện của nước cất bằng 0.

Nước cất là nước siêu tinh khiết, không chứa các tạp chất

Nước cất là nước siêu tinh khiết, không chứa các tạp chất

2. Phân loại nước cất

Căn cứ vào số lần chưng cất mà người ta chia nước cất thành 3 loại: 

  • Nước cất 1 lần (chưng cất 1 lần)

  • Nước cất 2 lần (nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần 2)

  • Nước cất 3 lần ( nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần 3)

Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo thành phần lý hóa như độ dẫn điện, TDS (tổng lượng chất rắn hòa tan).

3. Nước cất được sản xuất bằng phương pháp nào?

 3.1 Trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, để điều chế nước cất người ta sử dụng máy chưng cất bằng thủy tinh.

3.2 Trong công nghiệp

Trong công nghiệp, nước cất được sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp khép kín hiện đại. Sau khi chưng cất, nước cất sẽ được đưa vào đóng chai ngay. 

Quy trình sản xuất nước cất công nghiệp được diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước sạch tự nhiên, xử lý sạch trước khi tiến hành chưng cất. 

  • Bước 2: Sau khi được làm sạch bằng công nghệ RO, nước sẽ được chuyển đến máy chưng cất lần 1 để tiến hành chưng cất. Thu được nước cất 1 lần. Nếu muốn có nước cất 2 lần hoặc 3 lần thì tiếp tục chưng cất thêm.

  • Bước 3: Sau khi chưng cất xong, nước sẽ được đóng vào chai, lọ được khử trùng tuyệt đối bằng khí ozone và chiếu đèn tia cực tím.

  • Bước 4: Đo đạc, kiểm định chất lượng nước bằng các thiết bị chuyên dụng. Nếu sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ được tiếp tục bọc kín bằng màng bọc, ngăn chặn vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập.

  • Bước 5: Chuyển đến bộ phận hàng hóa để phân lô, dán nhãn và đưa vào kho bảo quản.

Dây chuyền sản xuất nước cất khép kín

Dây chuyền sản xuất nước cất khép kín

4. Những ứng dụng quan trọng của nước cất

  • Trong y tế

Loại nước cất có nồng độ pH 5,5, không chứa kim loại nặng được ứng dụng phổ biến nhất trong y tế. Chúng được dùng để pha các loại thuốc biệt dược, thuốc tiêm, thuốc uống hoặc để rửa vết thương cũng như các dụng cụ y tế, dụng cụ mổ,...

Nước cất còn được dùng cho các loại máy cần độ chính xác cao như máy thở oxy, máy chạy thận nhân tạo,...

Nước cất được dùng để pha thuốc tiêm, thuốc biệt dược,...

Nước cất được dùng để pha thuốc tiêm, thuốc biệt dược,...

  • Trong phòng thí nghiệm

Nhờ được điều chế bằng quá trình chưng cất và ngưng tụ hơi nước nên nước cất hoàn toàn tinh khiết, không chứa tạp chất, nên chúng được sử dụng để pha chế hóa chất, thực hiện một số phản ứng hóa học, hay dùng để rửa các dụng cụ thí nghiệm.

  • Trong công nghiệp

Nước cất là loại bắt buộc phải có trong các ngành sản xuất cần độ chính xác cao như sản xuất vi mạch, chip điện tử,... Hay chúng còn được dùng để châm sạc ắc quy, chạy lò hơi, pha loãng các loại hóa chất trong sửa chữa, bảo dưỡng và sản xuất phụ tùng ô tô.

Nước cất còn được sử dụng để làm mát các loại máy công nghiệp, máy chế biến thực phẩm và được dùng để pha chế nhiều loại hóa chất khác.

Nước cất được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất

Nước cất được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất

  • Trong lĩnh vực làm đẹp

Nước cất được sử dụng trong sản xuất các loại mỹ phẩm vô khuẩn, giúp giảm thiểu tối đa việc vi khuẩn bám vào da khiến da bị viêm nhiễm, lão hóa sớm.

5. Nước cất có uống được không?

Nước cất có uống được không?

Nước cất có uống được không?

Hiện nay có nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, vì nước cất không chứa tạp chất, vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng, các hóa chất độc hại nên nước cất giúp thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ tiêu thụ chất độc và nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, vì sự tinh khiết 100% này mà uống nước cất có thể dẫn đến một số nguy hại:

  • Không thể bù lại lượng khoáng chất  mà cơ thể đã mất đi qua đường mồ hôi và nước tiểu. Nếu uống nước cất, bận sẽ chỉ bù đắp được nước, hơn nữa, trải qua quá trình chưng cất, các phân tử nước thường bị phình to hơn, khiến cho cơ thể không thể hấp thụ được. Vậy nên, nếu chỉ uống nước cất thay cho nước lọc hằng ngày sẽ gây ra hiện tượng mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Làm thay đổi cân bằng nồng độ pH, khoáng chất và điện giải trong máu và các mô. Trường hợp này sẽ xảy ra nếu một người chỉ uống nước cất và không thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.

  • Nguy hiểm đối với người đang giảm cân. Với những người đang ăn kiêng để ép cân, giảm cân thì việc uống nước cất sẽ làm mất sự cân bằng của cơ thể.

Trên đây là thông tin cơ bản về nước cất mà Shoplab muốn cung cấp tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về nước cất. Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn chia sẻ thêm bất cứ vấn đề nào liên quan, hãy để lại bình luận xuống phía dưới nhé! 

Và nếu như bạn đang có nhu cầu mua hóa chất tinh khiết hay các loại thiết bị thí nghiệm khác hãy liên hệ với ShopLab qua hotline 0856 663 669 hoặc tại website ShopLab.vn để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.

Thu gọn