Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC

Chỉ số COD trong nước thải là gì? Các xác định chỉ số COD

Duy Khánh
Thứ Bảy, 30/09/2023

Chỉ số COD của nước là thước đo quan trọng trong hóa học môi trường. COD phản ánh mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt mà hằng ngày chúng ta vẫn xả ra môi trường. Việc xác định chỉ số này có vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp. Vậy chỉ số COD là gì? Có cách nào để xác định được chỉ số này? Hãy cùng ShopLab đi tìm hiểu qua bài viết sau đây!

1. Chỉ số COD trong nước thải là gì?

COD là viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand - chỉ nhu cầu Oxy hóa học. Dễ hiểu hơn thì COD là chỉ số lượng Oxy cần thiết để Oxy hóa các thành phần ô nhiễm trong nước thải, gồm cả chất hữu cơ và vô cơ.

Trong nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều thành phần ô nhiễm, các loại vi sinh vật gây bệnh,... Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra tình trạng suy giảm chất lượng nước trong ao hồ, gây mùi hôi tanh, ảnh hưởng lớn đến môi trường, nguồn đất, không khí và sức khỏe con người. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải, người ra sẽ dựa vào chỉ số COD và một số những tiêu chí khác.

Hàm lượng COD trong nước thải sẽ thể hiện sự có mặt của các hợp chất có trong đó. Nếu chỉ số COD càng cao thì nguồn nước thải ô nhiễm càng nặng và mức độ ảnh hưởng càng lớn.

COD là một trong những chỉ số phản ánh mức độ ô nhiễm của nước thải

COD là một trong những chỉ số phản ánh mức độ ô nhiễm của nước thải

2. Hàm lượng COD trong nước thải có ảnh hưởng như thế nào?

Hiện nay, không chỉ các khu công nghiệp mà tại các khu dân cư, đô thị,... hàm lượng COD trong nước thải cũng đang ở mức báo động.

Chỉ số COD phản ánh mức độ ô nhiễm của nước thải. Mặc dù những hợp chất COD nằm lơ lửng trong nước và không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng rất nguy hiểm. Nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường thì đây chính là nguyên nhân gây ra những vấn đề đáng báo động như:

  • Ô nhiễm bầu không khí, gây ra những mùi hôi khó chịu.

  • Ô nhiễm nguồn nước và nguồn đất ở khu vực gần nơi xả thải.

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người,  gây ra các bệnh lý về da và đường tiêu hóa.

Hàm lượng COD trong nước thải sẽ gây ra những tác hại xấu cho môi trường

Bởi những tác hại mà hàm lượng COD trong nước thải tăng cao gây ra, cơ quan chức năng đã đưa ra quy định về hàm lượng COD được phép xả thải ra môi trường. Có thể tham khảo hệ số các chỉ tiêu ô nhiễm qua bảng phía dưới:

Chỉ tiêu ô nhiễm

Hệ số tải lượng (gam/ng/ngày)
Chất rắn lửng lơ 70 – 145
Amoni ( N – NH4) 2.4 – 4.8
BOD5 của nước 5 – 54
Ni tơ 6 – 12
Tổng hợp Photpho 0.8 – 4
COD 72 – 102
Dầu mỡ 10 – 30

3. Cách xác định hàm lượng COD trong nước thải

Để xác định hàm lượng COD trong nước thải đang ở mức độ nào, các đơn vị vận hành thường sử dụng chất oxy hóa mạnh như Kali và các hợp chất của chúng trong điều kiện axit.

Một cách khác cũng được dùng để xác định hàm lượng COD là sử dụng phân tích so sánh màu sau khi tiến hành oxy hóa COD bằng axit và sử dụng các hợp chất chỉ thị, điển hình là Dichromate Hexavalent.

Để thuận tiện cho việc xác định chỉ số COD trong nước thải, hiện nay nhiều nhà sản xuất đã cho ra mắt bộ kit test chỉ số COD, giúp các đơn vị xử lý nước có thể xác định được chỉ số này một cách dễ dàng thuận tiện. ShopLab hiện đang phân phối bộ kit test COD và những chỉ số nước thải khác, cam kết chính hãng và giá thành tốt nhất thị trường.

Bộ kit test chỉ số COD nước thải hiện đang được ShopLab phân phối

Bộ kit test chỉ số COD nước thải hiện đang được ShopLab phân phối

4. Những phương pháp xử lý COD trong nước thải

Vấn đề nước thải luôn nhận được sự quan tâm, chính vì vậy mà các phương pháp xử lý để giảm COD trong nước thải cũng được chú trọng rất nhiều. Có thể kể đến một số phương pháp được sử dụng phổ biến như:

  • Dùng chất oxy hóa

Phương pháp này phù hợp với nước thải chứa ít chất hữu cơ và giàu chất sinh học phân hủy. Hóa chất được sử dụng trong phương pháp này gồm có: Ozeone, Clo, Hydrogen peroxide.

Phương pháp oxy hóa ozone là đáng chú nhất, người ta còn kết hợp sử dụng ozone với các công nghệ xử lý tiên tiến khác để có thể kịp thời xử lý nhanh chóng.

  • Sử dụng vi sinh

Sử dụng vi sinh là phương pháp hiệu quả với COD gốc hữu cơ. Có 2 vi sinh chủ yếu được sử dụng để giảm COD đó là:

- Vi sinh hiếu khí: Những vi sinh này dùng chất hữu cơ có trong thành phần nước thải làm thực ăn rồi phân bào và tạo ra các vi sinh vật mới. Phương pháp này thường được sử dụng cho nước thải có hàm lượng dưới 300 mg/L.

- Vi sinh kỵ khí: Phương pháp này ngược lại với sử dụng vi sinh hiếu khí

  • Phương pháp keo tụ bông

Phương pháp này thường sử dụng một số hóa chất keo tụ như: sắt, phèn nhôm, PAC. Các chất này sẽ tạo ra một khối bùn lớn bằng cách liên kết bùn lại với nhau. Muốn xử lý COD trong nước thải bằng phương pháp này cần đảm bảo được 2 yếu tố là: xử lý bùn và hóa chất xử lý. Hiệu quả của phương pháp này mang lại không cao nên chúng ít được sử dụng.

  • Phương pháp trung hòa

Phương pháp này sẽ làm thay đổi nồng độ pH của nước thải về ngưỡng 6,5 - 8,5. Tùy theo hàm lượng COD trong nước thải mà sử dụng các tác nhân trung hòa khác nhau. Cụ thể như:

- Nước thải chứa kiềm: Muối axit, HCl, HNO3, H2SO4.

- Nước thải nhiễm kim loại nặng: CaO, CaOH, NaOH, Na2CO3.

- Nước thải chứa axit: Vôi, KOH, CaCO3, MgCO3, Na2CO3, NH4OH.

  • Sử dụng phản ứng Fenton

Phương pháp này dùng chất oxy hóa để phá hủy các chất gây ô nhiễm. Quá trình sử dụng phản ứng Fenton để xử lý COD gồm 4 giai đoạn:

- Điều chỉnh độ pH phù hợp

- Phản ứng oxy hóa

- Trung hòa và keo tụ

- Quá trình lắng

Trên đây là thông tin cơ bản về chỉ số COD trong nước thải mà Shoplab muốn cung cấp tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được chỉ số COD là gì, cách để xác chỉ số COD , nắm cũng như những cách để xử lý chúng. Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn chia sẻ thêm bất cứ vấn đề nào liên quan, hãy để lại bình luận xuống phía dưới nhé! 

Và nếu như bạn đang có nhu cầu về các thiết bị đo chỉ số COD hay các loại thiết bị thí nghiệm khác hãy liên hệ với ShopLab qua hotline 0856 663 669 hoặc tại website ShopLab.vn để được hỗ trợ tư sớm nhất!

Thu gọn